Bộ Đề 600 Câu Hỏi

Bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết lái xe ở Việt Nam là tài liệu chính thức do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, dùng để sát hạch lý thuyết trong các kỳ thi cấp giấy phép lái xe (GPLX) các hạng từ A đến D. Bộ đề này được áp dụng từ 1/8/2020, thay thế bộ 450 câu trước đó, với nhiều nội dung cập nhật sát với thực tế giao thông.

Câu hỏi 201: Người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện nào dưới đây?
  • A - Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn người khác.
  • B - Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn; giúp đỡ người khuyết tật, trẻ em và người cao tuổi.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 202: Trong các hành vi dưới đây, người lái xe mô tô có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?
  • A - Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, chỉ đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
  • B - Chấp hành quy định về tốc độ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi lái xe; chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ em và người khuyết tật.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 203: Trong các hành vi dưới đây, người lái xe mô tô có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?
  • A - Điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, cài quai đúng quy cách.
  • B - Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông.
  • C - Điều khiển xe và đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Câu hỏi 204: Trong các hành vi dưới đây, người lái xe ô tô, mô tô có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?
  • A - Điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; dừng, đỗ xe đúng nơi quy định; đã uống rượu, bia thì không lái xe.
  • B - Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông; dừng xe, đỗ xe ở nơi thuận tiện hoặc theo yêu cầu của hành khách, của người thân.
  • C - Dừng và đỗ xe ở nơi thuận tiện cho việc chuyên chở hành khách và giao nhận hàng hóa; sử dụng rượu, bia thì có thể lái xe.
Câu hỏi 205: Người có văn hóa giao thông khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện gì dưới đây?
  • A - Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển; xe cơ giới đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • B - Có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 206: Khi xảy ra tai nạn giao thông, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì dưới đây?
  • A - Đặt các biển cảnh báo hoặc vật báo hiệu ở phía trước và phía sau hiện trường xảy ra tai nạn để cảnh báo; kiểm tra khả năng xảy ra hỏa hoạn do nhiên liệu bị rò rỉ; bảo vệ hiện trường vụ tai nạn và cấp cứu người bị thương.
  • B - Đặt các biển cảnh báo hoặc vật báo hiệu ở phía trên nóc xe xảy ra tai nạn để cảnh báo; kiểm tra khả năng xảy ra mất an toàn do nước làm mát bị rò rỉ.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 207: Khi xảy ra tai nạn giao thông, có người bị thương nghiêm trọng, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì dưới đây?
  • A - Thực hiện sơ cứu ban đầu trong trường hợp khẩn cấp; thông báo vụ tai nạn đến cơ quan thi hành pháp luật.
  • B - Nhanh chóng lái xe gây tai nạn hoặc đi nhờ xe khác ra khỏi hiện trường vụ tai nạn.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 208: Khi sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông đường bộ không còn hô hấp, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì dưới đây?
  • A - Đặt nạn nhân nằm ngửa, khai thông đường thở của nạn nhân.
  • B - Thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 209: Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
  • A - Không bị nghiêm cấm.
  • B - Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể.
  • C - Bị nghiêm cấm.
Câu hỏi 210: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? Câu điểm liệt
  • A - Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị tai nạn và người gây tai nạn.
  • B - Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 211: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? Câu điểm liệt
  • A - Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
  • B - Sơ cứu người bị nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép.
  • C - Sơ cứu người gây tai nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép.
Câu hỏi 212: Trong đoạn đường hai chiều tại khu đông dân cư đang ùn tắc, người điều khiển xe mô tô hai bánh có văn hóa giao thông sẽ lựa chọn xử lý tình huống nào dưới đây?
  • A - Cho xe lấn sang làn ngược chiều để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc.
  • B - Điều khiển xe lên vỉa hè để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc.
  • C - Kiên nhẫn tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc tín hiệu giao thông, di chuyển trên đúng phần đường bên phải theo chiều đi, nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều để nút tắc nhanh chóng được giải tỏa.
Câu hỏi 213: Trên đường đang xảy ra ùn tắc những hành vi nào sau đây là thiếu văn hóa khi tham gia giao thông?
  • A - Bấm còi liên tục thúc giục các phương tiện phía trước nhường đường.
  • B - Đi lên vỉa hè, tận dụng mọi khoảng trống để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc.
  • C - Lấn sang trái đường cố gắng vượt lên xe khác.
  • D - Tất cả các ý nêu trên.
Câu hỏi 214: Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn? Câu điểm liệt
  • A - Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
  • B - Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
  • C - Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe.
Câu hỏi 215: Khi vào số để khởi hành xe ô tô có số tự động, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Đạp bàn đạp phanh chân hết hành trình, vào số và nhả phanh tay, kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới cho xe lăn bánh.
  • B - Đạp bàn đạp để tăng ga với mức độ phù hợp, vào số và kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới cho xe lăn bánh.
Câu hỏi 216: Khi nhả hệ thống phanh dừng cơ khí điều khiển bằng tay (phanh tay), người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào?
  • A - Dùng lực tay phải kéo cần phanh tay về phía sau hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải đẩy mạnh phanh tay về phía trước, sau đó bóp khóa hãm.
  • B - Dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm.
  • C - Dùng lực tay phải đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải đẩy mạnh phanh tay về phía trước, sau đó bóp khóa hãm.
Câu hỏi 217: Khi khởi hành ô tô sử dụng hộp số cơ khí trên đường bằng, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào theo trình tự dưới đây?
  • A - Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô; nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (côn) và giữ trong khoảng 3 giây; vào số 1; nhả hết phanh tay, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát; tăng ga đủ để xuất phát, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ô tô chuyển động.
  • B - Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô; đạp ly hợp (côn) hết hành trình; vào số 1; nhả hết phanh tay, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát; tăng ga đủ để xuất phát; nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp (côn) để cho xe ô tô chuyển động.
Câu hỏi 218: Khi quay đầu xe, người lái xe cần phải quan sát và thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn giao thông?
  • A - Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu; lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe cho thích hợp; quay đầu xe với tốc độ thấp; thường xuyên báo tín hiệu để người, các phương tiện xung quanh được biết; nếu quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn.
  • B - Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu; lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe; quay đầu xe với tốc độ tối đa; thường xuyên báo tín hiệu để người, các phương tiện xung quanh được biết; nếu quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đuôi xe về phía nguy hiểm và đầu xe về phía an toàn.
Câu hỏi 219: Khi tránh nhau trên đường hẹp, người lái xe cần phải chú ý những điểm nào để đảm bảo an toàn giao thông?
  • A - Không nên đi cố vào đường hẹp; xe đi ở phía sườn núi nên dừng lại trước để nhường đường; khi dừng xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn.
  • B - Trong khi tránh nhau không nên đổi số; khi tránh nhau ban đêm, phải tắt đèn pha bật đèn cốt.
  • C - Khi tránh nhau ban đêm, phải thường xuyên bật đèn pha tắt đèn cốt.
  • D - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 220: Khi điều khiển ô tô lên dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?
  • A - Tăng lên số cao từ chân dốc, điều chỉnh ga cho xe nhanh lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải tăng ga để xe nhanh chóng qua dốc; về số thấp, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe đi ngược chiều biết.
  • B - Về số thấp từ chân dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải đi chậm, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe đi ngược chiều biết.
Câu hỏi 221: Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn? Câu điểm liệt
  • A - Tăng lên số cao, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.
  • B - Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.
  • C - Về số không (0), nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.
Câu hỏi 222: Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp nửa ly hợp (côn) cho xe đến chỗ dừng; khi xe đã dừng, về số không (N), đạp phanh chân và kéo phanh tay.
  • B - Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên trái; đạp hết hành trình ly hợp (côn) và nhả bàn đạp ga để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được tại chỗ dừng; khi xe đã dừng, đạp và giữ phanh chân.
  • C - Có tín hiệu rẽ trái, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số không (N) để xe đi đến chỗ dừng, khi xe đã dừng, kéo phanh tay.
Câu hỏi 223: Khi điều khiển xe trên đường vòng người lái xe cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?
  • A - Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng coi, đèn; giảm tốc độ tới mức cần thiết, về số thấp và thực hiện quay vòng với tốc độ phù hợp với bán kính cong của đường vòng.
  • B - Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng còi, đèn; tăng tốc để nhanh chóng qua đường vòng và giảm tốc độ sau khi qua đường vòng.
Câu hỏi 224: Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe sang làn đường bên trái; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.
  • B - Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.
  • C - Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; tăng tốc độ và quan sát an toàn phía bên trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.
Câu hỏi 225: Khi điều khiển xe ô tô rẽ trái ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ trái xin đổi làn đường; quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi sang làn đường bên trái; cho xe chạy chậm tới phía trong của tâm đường giao nhau mới rẽ trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.
  • B - Cách chỗ rẽ một khoảng cách an toàn có tín hiệu rẽ trái, tăng tốc độ để xe nhanh chóng qua chỗ đường giao nhau; có tín hiệu xin đổi làn đường; quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi làn đường sang phải để mở rộng vòng cua.
Câu hỏi 226: Khi điều khiển xe sử dụng hộp số cơ khí vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tăng số, tăng tốc độ để bánh xe sau vượt qua rãnh.
  • B - Tăng ga, tăng số để hai bánh xe trước và bánh xe sau vượt qua khỏi rãnh và chạy bình thường.
  • C - Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh xe sau từ từ xuống rãnh rồi tăng dần ga cho xe ô tô lên khỏi rãnh.
Câu hỏi 227: Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn? Câu điểm liệt
  • A - Khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống, người lái xe phải dừng xe tạm thời đúng khoảng cách an toàn, kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu.
  • B - Khi không có chuông báo hoặc thanh chắn không hạ xuống, người lái xe cần phải quan sát nếu thấy đủ điều kiện an toàn thì về số thấp, tăng ga nhẹ và không thay đổi số trong quá trình vượt qua đường sắt để tránh động cơ chết máy cho xe cho vượt qua.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 228: Khi điều khiển xe ô tô tự đổ, người lái xe cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
  • A - Khi chạy trên đường xấu, nhiều ổ gà nên chạy chậm để thùng xe không bị lắc mạnh, không gây hiện tượng lệch 'ben'; khi chạy vào đường vòng, cần giảm tốc độ, không lấy lái gấp và không phanh gấp.
  • B - Khi chạy trên đường quốc lộ, đường bằng phẳng không cần hạ hết thùng xe xuống.
  • C - Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng, dừng hẳn xe, kéo chặt phanh tay; sau đó mới điều khiển cơ cấu nâng 'ben' để đổ hàng, đổ xong hàng mới hạ thùng xuống.
  • D - Cả ý 1 và ý 3.
Câu hỏi 229: Khi điều khiển xe tăng số, người lái xe cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
  • A - Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác.
  • B - Nhìn xuống buồng lái để biết chính xác vị trí các tay số, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, vù ga phải phù hợp với tốc độ.
Câu hỏi 230: Khi điều khiển xe giảm số, người lái xe cần phải chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
  • A - Nhìn xuống buồng lái để biết chính xác vị trí các tay số, cần phải giảm thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác.
  • B - Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác, vù ga phải phù hợp với tốc độ.
Câu hỏi 231: Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn? Câu điểm liệt
  • A - Nhả bàn đạp ga, đạp ly hợp (côn) hết hành trình, đạp mạnh phanh chân để giảm tốc độ.
  • B - Về số thấp phù hợp, nhả bàn đạp ga, kết hợp đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ.
  • C - Nhả bàn đạp ga, tăng lên số cao, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ.
Câu hỏi 232: Khi điều khiển ô tô qua đường ngập nước, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Tăng lên số cao, tăng ga và giảm ga liên tục để thay đổi tốc độ, giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.
  • B - Đạp ly hợp (côn) hết hành trình, tăng ga và giảm ga liên tục để thay đổi tốc độ, giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.
  • C - Quan sát, ước lượng độ ngập nước mà xe ô tô có thể vượt qua an toàn, về số thấp, giữ đều ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.
Câu hỏi 233: Khi điều khiển xe ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.
  • B - Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.
  • C - Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe đảm bảo an toàn.
Câu hỏi 234: Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
  • A - Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, đánh lái ngoặt và phanh gấp khi cần thiết.
  • B - Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm (sử dụng số L hoặc 1, 2 đối với xe số tự động), gài cần (nếu có), giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.
Câu hỏi 235: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

Question Image

  • A - Phanh tay đang hãm hoặc thiếu dầu phanh.
  • B - Nhiệt độ nước làm mát quá mức cho phép.
  • C - Cửa xe đang mở.
Câu hỏi 236: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

Question Image

  • A - Phanh tay đang hãm.
  • B - Thiếu dầu phanh.
  • C - Nhiệt độ nước làm mát tăng quá mức cho phép.
  • D - Dầu bôi trơn bị thiếu.
Câu hỏi 237: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

Question Image

  • A - Cửa xe đóng chưa chặt hoặc có cửa xe chưa đóng.
  • B - Bộ nạp ắc quy gặp sự cố kỹ thuật.
  • C - Dầu bôi trơn bị thiếu.
  • D - Cả ý 2 và ý 3.
Câu hỏi 238: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

Question Image

  • A - Thiếu dầu phanh, phanh tay đang hãm.
  • B - Hệ thống túi khí an toàn gặp sự cố.
  • C - Lái xe và người ngồi ghế trước chưa cài dây an toàn.
  • D - Cửa đóng chưa chặt, có cửa chưa đóng.
Câu hỏi 239: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

Question Image

  • A - Báo hiệu thiếu dầu phanh.
  • B - Áp suất lốp không đủ.
  • C - Đang hãm phanh tay.
  • D - Sắp hết nhiên liệu.
Câu hỏi 240: Trong các loại nhiên liệu dưới đây, loại nhiên liệu nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
  • A - Xăng và dầu diesel.
  • B - Xăng sinh học và khí sinh học.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 241: Các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu khi chạy xe?
  • A - Bảo dưỡng xe theo định kỳ và có kế hoạch lộ trình trước khi xe chạy.
  • B - Kiểm tra áp suất lốp theo quy định và chạy xe với tốc độ phù hợp với tình trạng mặt đường và mật độ giao thông trên đường.
  • C - Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 242: Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn? Câu điểm liệt
  • A - Quan sát tình hình giao thông phía trước và sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô.
  • B - Mở cánh cửa và quan sát tình hình giao thông phía trước, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô.
  • C - Mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi xe ô tô.
Câu hỏi 243: Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát, nếu không có tàu chạy qua, về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua.
  • B - Tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét quan sát phía trước, nếu tàu còn cách xa, tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 244: Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và nếu không có tàu chạy qua thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
  • A - Không đúng.
  • B - Đúng.
  • C - Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 245: Khi điều khiển xe ô tô có hộp số tự động đi vào đường trơn trượt, lầy lội, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn trong các trường hợp dưới đây? Câu điểm liệt
  • A - Về số thấp, kết hợp phanh chân để giảm tốc độ.
  • B - Giữ nguyên tay số D, kết hợp phanh tay để giảm tốc độ.
  • C - Về số N (số 0), kết hợp phanh chân để giảm tốc độ.
Câu hỏi 246: Khi động cơ ô tô đã khởi động, muốn điều chỉnh ghế của người lái, người lái xe phải để cần số ở vị trí nào?
  • A - Vị trí N hoặc vị trí P hoặc số 0.
  • B - Vị trí D hoặc số 1.
  • C - Vị trí R.
Câu hỏi 247: Khi điều khiển xe ô tô có hộp số tự động, người lái xe sử dụng chân như thế nào là đúng để đảm bảo an toàn?
  • A - Không sử dụng chân trái; chân phải điều khiển bàn đạp phanh và bàn đạp ga.
  • B - Chân trái điều khiển bàn đạp phanh, chân phải điều khiển bàn đạp ga.
  • C - Không sử dụng chân phải; chân trái điều khiển bàn đạp phanh và bàn đạp ga.
Câu hỏi 248: Khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù hoặc mưa to, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào? Câu điểm liệt
  • A - Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng.
  • B - Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù và đèn chiếu gần.
  • C - Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước.
Câu hỏi 249: Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
  • A - Giảm tốc độ, nếu cần thiết có thể dừng xe lại.
  • B - Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ.
  • C - Tăng tốc độ, bật đèn pha đối diện xe phía trước.
Câu hỏi 250: Để đạt được hiệu quả phanh cao nhất, người lái xe mô tô phải sử dụng các kỹ năng như thế nào dưới đây?
  • A - Sử dụng phanh trước.
  • B - Sử dụng phanh sau.
  • C - Giảm hết ga, sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.
Hướng dẫn phần luật
Câu hỏi khái niệm
  • – Phần đường xe chạy: được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
  • – Làn đường xe chạy: được chia theo chiều dọc và có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn
  • – Dải phân cách: để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt
  • – Dải phân cách có 2 loại: cố định và di động.
  • – Đường ưu tiên: được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường.
  • – Phương tiện tham gia giao thông: gồm 3 loại là : cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng
  • – Phương tiện giao thông cơ giới: gồm xe ô tô… (kể cả xe máy điện).
  • – Phương tiện giao thông thô sơ: gồm xe đạp, xe xích lô, xe lăn….
  • – Dừng xe: là trạng thái đứng yên và đứng yên tạm thời .
  • – Đỗ xe: là trạng thái đứng yên và không giới hạn thời gian.
  • – Người lái xe : là người điều khiển xe cơ giới
  • – Người tham gia giao thông: người điều khiển người sử dụng phương tiện và dẫn dắt súc vật, người đi bộ ….
  • – Người điều khiển phương tiên tham gia giao thông: cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng.
  • – Người điểu khiển giao thông:là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, cảnh sát giao thông.
Câu hỏi về hành vi bị cấm, bị nghiêm cấm
  • – Chọn đáp án: Bị cấm(hoặc) Bị nghiêm cấm
  • – Chọn đáp án có chữ Không được…
Câu hỏi về tốc độ + độ Tuổi
  • – Nhớ xe gắn máy chỉ 40km/h – Do đó không chọn vào đáp án mà xe gắn máy >40km/h, hãy loại nó ra .
  • – Câu hỏi tốc độ trong khu vực đông dân cư : ghi nhớ 50km/h ( đường 2 chiều) , 60km/h (đường đôi)
  • * Độ tuổi bạn nhớ : Xe gắn máy: 16 tuổi. Mô tô Hạng A1: 18 tuổi .
Những con số cần phải nhớ
  • – Chỉ được báo hiệu bằng đèn khi lái xe trong đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng
  • – Cấm vào đường cao tốc : Người đi bộ,..những xe có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h .
  • – Khi thấy phương tiên đường sắt tới thì dừng lại ngay và đỗ cách 5m tính từ ray gần nhất.
  • – Xe ô tô hỏng tại vị trí giao nhau với đường sắt : nhanh chóng đặt báo hiệu cách 500m và đưa ô tô ra khỏi đường sắt.
  • – Sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo bị mất thì sẽ bị thu hổi GPLX và không được cấp GPLX trong 5 năm
  •  
Quy tắc giao thông đường bộ
  • – Luôn chọn đáp án có từ : Giảm tốc độ, đi về phái bên phải, Từ từ, nhường đường, không được quay đầu…
  • * Hiệu lệnh của người ĐKGT: giang hai tay: trái phải được đi. Tay giơ thẳng đứng: các xe dừng lại
  • * Sử dụng làn đường : Chỉ được đi trên 1 làn đường, chuyển làn ở những nơi cho phép- Xe thô sơ đi về phía bên phải.
  • * Câu hỏi nơi đường giao nhau: Giao nhau tại nơi không có vòng xuyến: nhường đường bên phải.
  • * Hầm đường bộ: Không được quay đầu xe
  • * Khi quay đầu: Tốc độ chậm
  • * Tránh xe đi ngược chiều : Xe gần chỗ tránh vào chỗ tránh trước, Xe xuống dốc phải nhường lên dốc
Câu hỏi Văn Hoá - Đạo Đức
  • Văn hóa – đạo đức: thì chọn đáp án có từ Cả ý 1 và 2
  • * Chọn đáp án : Chấp hành tốc độ, biển báo, người điều khiển, Giảm tốc độ, cho xe đi chậm, đi về phía bên phải.
Biển báo + sa hình
Câu hỏi về biển báo hiệu
    • Biển : Cấm xe cơ giới từ 3 bánh trở lên (cấm Môtô 3 bánh và xe ô tô). Không cấm Môtô 2 bánh và Xe gắn máy.
    • Biển : Cấm Môtô 2 bánh và 3 bánh, Lưu ý là : biển này không cấm xe gắn máy nhé. Rất nhiều bạn sai ở câu hỏi sa hình có xe gắn máy
    • Biển : Cấm rẽ trái và được  quay đầu. Biển : Cấm quay đầu + nhưng được rẽ trái.
    • Biển : Biển này chỉ dẫn khu vực được phép quay đầu xe và được rẽ trái.
    • Biển : Biển cấm ô tô, mô tô 3 bánh quay đầu xe, được rẽ trái
    • Biển : Cấm ô tô, mô tô 3 bánh rẽ trái – rẽ phải ,cấm quay đầu xe.
    • Biển : Cấm ba bánh có động cơ : xe lam, xích lô máy, xe lôi máy. (Không cấm xe xích lô không có máy)
    • Biển : Cấm xích lô không có động cơ
    • Biển  : Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm là 70km/h
    • Biển : Báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên.
    • Biển : Đường 1 chiều.  Biển  : hướng đi thẳng phải theo
    • Còn Biển này  là Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên.
    • Biển : Giao với đường sắt có rào chắn Còn Biển này  Giao với đường sắt không rào chắn Còn Biển này  Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ (không có rào chắn)
    • Biển : Nhường đường cho người đi bộ. Biển : Cấm nguời đi bộ. Biển : Đường dành cho người đi bộ.
    • Biển : hết tốc độ tối đa. Biển : Hết tốc độ tối thiểu
    • Biển  : Sử dụng cầu vượt qua đường. Biển  : Sử dụng hầm cầu vượt
 
Câu hỏi sa hình :
  • Nhớ quy tắc sa hình :Ưu Tiên- Biển ưu tiên- Rẽ phải- Bên phải trống – đi thẳng – Rẽ trái 1. Xe ưu tiên đi truớc (ví dụ : cứu thuơng)

    Xe cứu thương đi trước

    Xe quân sự đi trước xe công an

    2. Xe đi trên đuờng ưu tiên đi truớc (nhìn thấy biển  hoặc : là đuợc ưu tiên đi trước. : là không ưu tiên phải nhường đường)

    Xe con (B) nhìn thấy biển  được ưu tiên do đó được đi trước.

    3. Xe nào bên phải không có xe nào (Bên phải trống) được đi truớc

    Xe mô tô bên phải không có xe nào (bên phải trống) do đó được đi trước sau đó là xe CON, cuối cùng là ô tô Tải

    Xe đạp+ mô tô bên phải không có xe nào (bên phải trống) do đó được đi trước sau đó là xe CON (A), cuối cùng là ô tô Con (B) 4. Xe nào rẽ phải đi truớc. Rẽ trái nhuờng đi thẳng

    Xe mô tô rẽ phải do đó được đi trước xe con

    Xe con rẽ phải đi trước- xe của bạn đi thẳng đi thứ 2, cuối cùng xe mô tô rẽ trái nhường đi thẳng

    – Chọn đáp án có chữ “không được”, “cấm” +Sa hình có CSGT đứng ở giữa hoặc vòng xuyến chọn đáp án ý 3+ Đối với câu nhiều làn đường (câu 187+188) tìm đáp án có chữ E